Skip to main content

Pha lê

Pha lê

Thế giới Pha lê

Thạch anh là một trong những khoáng vật thường thấy nhất trên trái đất, thành phần hóa học chủ yếu của nó là Điôxít silic (SiO2), và chúng ta thường gọi những viên thạch anh trong suốt và có hình dạng kết tinh là Pha Lê.

Pha lê đa số đều là tinh thể trong suốt không màu, nhưng khi trong nó chứa những nguyên tố vi lượng hoặc các vật chất khác để cộng sinh và tỏa ra nhiều màu sắc hay các hiện tượng đặc thù, thì sẽ hình thành rất nhiều loại pha lê khác nhau. Ví dụ như khi trong pha lê có một lượng nhỏ của sắt hoặc mangan thì sẽ tạo ra pha lê tím.

Đôi khi pha lê sẽ kết hợp với các loại khoáng vật khác. Có một số pha lê chứa tinh thể khoáng vật Rutil có màu đỏ vàng hình mũi kim dài, nhìn giống như có loài cỏ dại sống trong nó vậy, chúng ta gọi đó là “cỏ trong pha lê”; Nếu có chứa tinh thể khoáng vật Clorit hoặc Epidot màu xanh lục thì đó chính là “pha lê ma xanh” mà người ta hay gọi. Còn “pha lê khói” màu đen chính là do trong đó có chứa một lượng ít nguyên tố phóng xạ, ví dụ như Thori (một trong 3 nguyên tố phóng xạ xuất hiện trong tự nhiên ở dạng nguyên thủy), nguyên tố này sẽ không ngừng phóng ra các tia xạ, phá vỡ kết cấu Điôxít silic (SiO2) của pha lê, tạo ra những khiếm khuyết bên trong, khiến cho các tia phóng xạ không thể xuyên thấu, biến pha lê vốn không màu trong suốt trở thành pha lê màu đen.