Skip to main content

Tảo dù Acetabularia major

Tảo dù Acetabularia major

Acetabularia major G. Martens

Đá mọc tóc dài
Trên đá có thể mọc tóc dài không? Đây chính cách sinh tồn của một loại tảo lục – Tảo dù Acetabularia major. Tảo có cán dài, phần đỉnh được tạo nên từ một hoặc nhiều lớp tròn như cái dù. Tại Đài Loan, loài này chủ yếu sinh trưởng ở bán đảo Hằng Xuân, thông thường quần sinh trên cạnh của những rạn đá ở vùng trung triều. Sau khi thân héo, phần hình dù sẽ rụng xuống, còn phần cán có chứa vôi đá sẽ tiếp tục bám lấy thân đá, giống như đá mọc ra tóc trắng, tạo ra một hình ảnh hết sức thú vị và diệu kỳ. 

Thể tảo này có màu xanh lục tươi, hình cái dù, cao từ 1 đến 7cm, phần dù được tạo nên từ 60 – 85 phối tử nang bức xạ kết nối với nhau, để thực hiện quá trình canxi hóa. Khi thân chết đi, phần dù rụng xuống, còn phần cán chứa vôi đá sẽ tiếp tục bám lấy thân đá, giống như đá mọc ra tóc trắng. Phần cán dài có trụ tròn, phía dưới xòe ra các nhánh rễ giả lộn xộn, thuộc họ thực vật lâu năm. Thể tảo lúc nhỏ là tế bào đơn nhân, sau khi lớn sẽ phân thành đa nhân, thể diệp lục nhỏ, có dạng hình bầu dục hoặc hình đĩa. 

Tảo này thường quần sinh ở các vùng nước cạn hoặc bề mặt ngầm của các rạn đá vùng trung triều. Từ tháng 1 đến tháng 5 trong năm là thời kỳ sinh trưởng của chúng, nhưng số lượng tương đối ít. Tảo chủ yếu phân bố ở các vùng biển nhiệt đới như Đài Loan, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Indonesia vv…