Skip to main content

Chính phủ Đài Loan năm 1897 công bố địa điểmđộc quyền được bán thuốc phiện, năm 1899 xây dựng Nhà máy Nam Môn Đài Bắc là Cục buôn bán độc quyền, là cơ sở chủ yếu sản xuất và thử nghiệm long não và thuốc phiện. Năm1901 đổi tên thành nhà máy Nam Môn, năm 1931 đổi tên thành nhà xưởng Nam Môn Đài Bắc, là nhà xưởng gia công long não của chính phủ duy nhất thời kỳ Nhật Bản. Sau chiến tranh, năm 1952 đổi tên thành nhà máy Tinh chế Long não tỉnh Đài Loan, năm 1956 đổi tên thành nhà máy Long não tỉnh Đài Loan, năm 1967 sau khi mở rộng cho tư nhân có thể tự sản xuất thì ngừng hoạt động và đóng cửa nhà máy, từ năm 1974, chính phủ dần dần chuyển nhượng phần đất của nhà máy, phía đông giao cho Ngân hàng Trung ương, phía bắc giao cho Bộ Tài chính, phía nam giao cho công ty Uỷ thác Khai thác Đất đai Đài Loan và các đơn vị khác để xây dựng tòa nhà mới.

Hiện nay chỉ còn tồn tại nhà kho long não (dưới đây gọi là Hồng Lâu), và nhà kho vật phẩm (dưới đây gọi là Tiểu Bạch Cung), hồ chứa nước có sức chứa 40.000 lít nước và một phần của công xưởng có bức tường lát gạch đỏ, bởi vì Bộ Tài chính dùng làm văn phòng nên nó được bảo tồn lại.Ngày nay, diện tích giảm xuống chỉ còn 1/8 so với diện tích ban đầu.

Năm 1998, Nhà xưởng Nam Môn được Bộ Nội vụ chỉ định là di tích quốc gia. Năm 2006 Cục Quản lý Ngân sách Nhà nước giao quyền sử dụng cho Bảo tàng Đài Loan. Và nơi này được liệt chung vào Kế hoạch Hệ thống Bảo tàng Thủ đô, tái sửa chữa các kiến trúc di tích này và tận dụng nó cho việc trưng bày triển lãm, đồng thời xây dựng một toà nhà mới để làm nhà kho và văn phòng hành chính, và bao gồm cả nhà vệ sinh ngoài trời trong khuôn viên Viện. Việc quy hoạch thiết kế sửa chữa công trình di tích và xây dựng toà nhà mới do kiến trúc sư Chiêm Ích Trung và công ty xây dựng Đông Minh đảm nhiệm; Quy hoạch thiết kế không gian trưng bày do kiến trúc sư Trần Thuận Huệ đảm nhiệm, trang trí nội thất do Công ty TNHH Không Gian Chủng Tử chịu trách nhiệm thiết kế. Xây nhà vệ sinh phụ kèm và thiết kế cảnh quan do công ty của kiến trúc sư Khoan Hoà đảm nhiệm và Gia Ân chịu trách nhiệm thi công.

Hồng Lâu được xây dựng vào năm 1914, do kỹ sư Habu kinsaku của Phủ Thống đốc thiết kế, hai tầng lầu được cấu tạo bởi gạch đỏ pha trộn với bê tông cốt thép, trước một khung giá bằng khung xương xiên. Bề mặt tường bên ngoài Hồng lầu được lát gạch đỏ và được trang trí bằng viền ruy băng trắng, mang phong cách "Tatsuno"(Kingo Tatsuno, một kiến trúc sư kiệt xuấtcủa thời kỳ Meiji (giai đoạn kéo dài từ 1868 tới 1912). Tiểu Bạch Cung do kiến trúc sư Nomura Ichiro của phủ Thống đốc thiết kế, dùng một loại đá quý hiếm ở thời nhà Minh để xây dựng. tường ngoài màu trắng xám, và bên ngoài mặt tường được làm bằng đá Qilian dày 38cm và bên trong lớp gạch đỏ dày 11,5cm. Đá Qilian được lấy từ sự tháo bỏ bức tường thành của phủ Đài Bắc thời nhà Thanh, thuộc đá sa thạch Quartzite của địa tầng Mộc Sơn (Mushan), sản xuất bởi đất chỗ trũng của shilin, Qilian, Dazhi, hồ Bắc Thế.

Hồ có sức chứa 40.000 lít nước, đã được xây dựng vào năm 1929, xây hồ trữ nước để dự phòng hoả hoạn sauhai vụ cháy xảy ra trước đó. Hồ chứa nước này và Tiểu Bạch Cung đã có một thời gian dài cúng tế các thần linh của Đền Kusunoki với các vị thần như: Kaitaku sanjin, Ōyamatsumi, Kitashirakawa-no-miyaYoshihisa-shinnō. Nước của hồ được lấy từ nước thải của công đoạn làm mát trongquá trình sản xuất, ngoài ra còn sử dụng nước này để vệ sinh quét dọn môi trườngvà tưới cây cảnh. Bề mặt tường được xây bằng gạch đỏ, phần dưới đáy hồ là kết cấu bê tông cốt thép, và có công suất 40.000 lít nước (khoảng 72 mét khối), sau chiến tranh chuyển sang dùng làm bể nuôi cá, chiều sâu 120 cm. Sau đó kiến trúc sư chuyên thiết kế cảnh quan cho xây thêm bục đài bằng lưới thép không rỉ cao khoảng 60 cm, tu sửa khuôn viên và đào các lên các viên sỏi, kiểm soát độ sâu của nướckhoảng 50 cm. Để tưởng niệm trong quá khứ xây dựng hồ nước này để phòng và chữa cháy, nên đầu vòi phun nước được thiết kế tạo hình giống vòi bình cứu hoả.

Hồng Lâu sau khi được tu sửa, và được sử dụng làm nơi tiếp khách, không gian trưng bày triển lãm, tầng 1 phía Bắc của Hồng Lâu là nơi trưng bày tưởng niệm lịch sử của nhà máy Nam Môn và xưởng sản xuất Long Não. Lầu 2 là hội trường triển lãm lịch sử công nghiệp sản xuất của Đài Loan, khu sản xuất là lối vào khu nghỉ ngơi và cửa hàng ăn; Tiểu Bạch Cung là không gian triển lãm đa chức năng. Lầu Hành chính của Toà Quản lý Kho Bảo vật bảo tàng, đã sử dụng 2/3 không gian phía tây của tầng 1 để phục vụ công cộng,hội nghị và không gian của phụ huynh và con cái. Tổng thể thiết kế toàn bộ khu vực trong công viên được tính toán kỹ lượng về diện mạo của khu di tích, ngoài ra trong quá trình tu sửa chủ yếu giữ lại kiểu dáng, cấu trúc, vật liệu, thủ pháp xây dựng, và dựa theo điều kiện địa thế mà có lối thiết kế phù hợp với không gian địa phương.