Skip to main content

Voi lông dài hóa thạch

Voi lông dài hóa thạch

Kho báu dưới lòng nước 

Voi lông dài có tên khoa học là Mammuthus (thuộc họ Voi Ma Mút), có nguồn gốc từ chữ cổ “mammut” của Nga, nghĩa là sự vật ẩn nấp dưới lòng đất. Quả đúng vậy, vì tất cả những con voi lông dài khi được phát hiện đều bị chôn bán thân trong đất. Hình thể của voi này tương tự như voi Châu Phi hiện nay, nhưng có lông dài khắp mình và các đặc điểm chủ yếu như phần trán trước đầu nhô cao, răng cửa (ngà voi) cong quặp vào trong, răng hàm có nhiều tấm và mọc chen chúc vv…, thuộc loài động vật ăn cỏ. 

Tổ tiên của Voi lông dài xuất hiện ở Châu Phi khoảng 4 triệu năm về trước, sau đó dần di dời đến các khu vực ở Châu Âu và Châu Á. Khoảng 1 triệu 800 năm trước, chúng đã xuyên qua eo biển Bering đến Châu Bắc Mỹ. Voi Ma Mút có rất nhiều chủng loại, có loại ở vùng hàn đới phương Bắc, và cũng có cả ở vùng ôn đới phương Nam. Voi Ma Mút phương Bắc có hình thể khá lớn, vai có thể cao tới hơn 4 mét rưỡi. Voi Ma Mút phương Nam thì nhỏ hơn, như Voi Ma Mút Đài Loan thì vai cao khoảng 3 mét. Ở thời kỳ sau của thế Canh Tân (niên đại địa chất, tính từ khoảng 2.5 triệu năm đến 12 ngàn năm trước ngày nay) thì 3 loại voi là voi Châu Á, voi Châu Phi và voi Ma Mút đều tồn tại đồng thời, nhưng voi Ma Mút đã biến mất khỏi trái đất một cách thần kỳ khi kỷ băng hà cuối cùng kết thúc.

Mẫu vật hóa thạch Voi lông dài trong Bảo tàng có xuất sứ từ nước cộng hòa Sakha liên bang Nga ở phía Bắc Siberia, được cấu thành từ nhiều cá thể khác nhau, tạo nên bộ hóa thạch hoàn chỉnh.