Vào năm 1908, thành lập Cục Quản lý Kinh tế Bộ Dân chính Phủ Thống đốc Đài Loan, ban đầu thuộc Cục quản lý kinh tế Phủ Thống đốc.Từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, các quốc gia có nền Chủ nghĩa Đế quốc xây dựng Viện Bảo tàng, nhằm mục đích trưng bày nguồn tài nguyên thuộc địa. Viện Bảo tàng Đài Loan là một trong những nơi diễn ra nghi thức lễ khánh thành đường sắt giao thông Đài Loan xuyên suốt Bắc- Nam, trưng bày các phẩm vật tượng trưng của Đài Loan, để giúp bạn bè quốc tế có cái nhìn tổng quan về Đài Loan chỉ trong chốc lát, phụ trách triển khai và lên kế hoạch triển lãm do Mori Ushinosuke phụ trách.
-
Khi Bảo tàng mở cửa, sử dụng Cục Xổ số phủ Thống đốc Đài Loan do Kondo Jiro thiết kế, hiện là cửa bắc của toà Bác Ái nằm trên đường Bác Ái. Phủ Thống đốc Đài Loan trước kia có phát hành vé số, sau đó do các dư luận phản đối mà hủy bỏ, sau Cục quản lý kinh tế di dời đến và lấy nơi này làm nơi trưng bày. Tại thời điểm đó, Trưởng Cục Xổ số chuyển nhiệm thành Trưởng Cục Quản lý Kinh tế Miyao Shunji nói: “Tôi nghĩ rằng Viện bảo tàng là một Bảo tàng khoa học tự nhiên, tất cả các động thực vật, và khoáng sản trên Đài Loan nên sưu tập lại, và tận dụng một cách tốt nhất để đạt được mục đích của Bảo tàng. Tiếp theo dùng các văn vật lịch sử mà hiện này gần như mất tích đem ra trưng bày lại, lấy đó làm cơ sở để đóng góp cho giới học thuật thế giới trong tương lai. Nếu sau này có người nước ngoài đến khảo sát Đài Bắc, họ không có cơ sở gì để hiểu biết về các phẩm vật của Bảo tàng, và cũng không biết gì về diễn biến lịch sử của nơi trưng bày, như vậy họ sẽ nhìn thành phố Đài Bắc với ánh mắt cười nhạo và xem thường”. Bảo tàng mở cửa vào năm 1908, các phẩm vật trưng bày triển lãm được chia thành: khoáng sản địa chất, thực vật, động vật, đồ tạo tác của con người, tư liệu lịch sử và giáo dục, vật tư nông nghiệp, vật tư lâm nghiệp, thuỷ sản, tư liệu khoáng nghiệp, thủ công mỹ nghệ, số liệu thương mại..., tổng cộng 12 hạng mục, đại khái phân thành ba phạm trù: lịch sử tự nhiên, thủ công sản nghiệp, di tích lịch sử. Để làm cơ sở cho bộ sưu tập của Bảo tàng. Cục Xổ số sau khi chuyển ra khỏi viện Bảo tàng, thì nơi này trở thành Thư viện phủ Thống đốc, nhưng thời chiến tranh đã khiến thư viện bị không kích phá huỷ.
-
Năm 1906, Thống đốc Kodama và Bộ trưởng Dân chính Goto từ chức, phía chính phủ lên kế hoạch xây dựng công trình để tưởng niệm hai ngài đã có công xây dựng đất nước Đài Loan. Khi đó tờ báo "Đài Loan Nhật Nhật Tân Báo" đưa tin: " Chính phủ nói về bia tưởng niệm, Khải Hoàn Môn (một công trình tưởng niệm của Pháp Arc de Triomphe Utah) là một ví dụ điển hình. Cho nên những loại công trình kiến trúc này, được dùng để ca ngợi các chiến công thắng lợi vĩ đại, để các thế hệ mai sau cảm nhận và nhớ đến công ơn đó. Trên thực tế, ở Pháp có Napoleon, oanh liệt một đời, bá quyền cả Châu Âu, nên đã xây dựng Khải Hoàn Môn (Arc de Triomphe) ở Pari. Hao tốn ba mươi năm, và tiêu tốn không biết bao nhiêu trăm triệu. Cấu trúc hùng vĩ, điêu khắc tinh xảo, trên thế giới không công trình nào sánh bằng . Cuộc chiến tranh Nga- Nhật, cựu Thống đốc Kodama đảm nhiệm chỉ huy, và cuối cùng quang vinh thắng lợi. Nước ta có được sự vinh quang của Thống đốc Kodama, nên không thể không tưởng niệm. Ngoài ra Thống đốc xem trọng việc quốc sự nhưng bổ nhiệm Bộ trưởng Dân chính Goto điều hành và giải quyết. Nên sự vinh quang này, ngài Goto cũng có công, nên cũng không thể không tưởng niệm.” Ngoài ra một tờ báo khác cho rằng: “Tiếng vang về công lao trị vì đất nước của Thống đốc Kodama và Bộ trưởng Dân chính Goto đã chấn động trong và ngoài nước, điều đó là không có gì bàn cãi nữa. Họ cai trị các phương diện: pháp luật, tài chính, đường xá, giao thông, vệ sinh, giáo dục,...tất cả đều rất hoàn chỉnh. Tuyệt không có dấu tích của sự phạm tội, không có mầm bệnh nhiệt đới. Người dân có cuộc sống an cư lập nghiệp, tận hưởng nhiều phúc lợi, nước nhà nhanh chóng bước vào nền văn minh xinh đẹp. "
-
Mặc dù do chính phủ khởi xướng việc xây dựng công trình tưởng niệm cựu Thống đốc và ngài Bộ trưởng, nhưng cũng chưa được xem là lý do thoả đáng để sử dụng ngân sách nhà nước. Do đó dùng hình thức kêu gọi quyên góp của các mạnh thường quân và sự tham gia của quần chúng. “ Tuy là do Thiên hoàng Bệ hạ (Nhật) quyết định bảo giữ lại lãnh thổ, cùng với công lao của các cựu Thống đốc trước. Nhưng chủ yếu vẫn là nhờ công sức 9 năm cống hiến gầy dựng đất nước của cựu Thống đốc Kodama và Bộ trưởng Dân chính Goto là chính”. Do đó “Người dân vô cùng cảm kích, và muốn mãi mãi lưu truyền đời sau về công đứcto lớn này, để mọi người tưởng nhớ và kỷ niệm”. Nhân dịp ngài Goto trở về Nhật để nhậm chức Tổng tài (Tổng giám đốc) của Cục đường sắt Mãn Châu, “ Nhân dịp này, dân chúng tụ họp ở Đài Bắc, cùng nhau bàn luận xem xét kế hoạch xây dựng. Trong buổi họp mặt thảo luận, bất kể là người Nhật hay người dân bản xứ, đều đồng nhất ý kiến, và quyết định xây dựng viện tưởng niệm.” Đồng thời “Mọi người tiến cử Lâm Bổn Nguyên và Cô Hiển Vinh, làm Phó Uỷ viên trưởng”. Hai vị này “Người thì gia sản trăm triệu, người thì tài sản vô số. Họ đều có trong tay tài sản rất lớn, họ hào phóng tự nguyện tài trợ, đảm nhiệm trọng trách, và tự quy hoạch công trình xây dựng. Và động thái này được ví như ngài Rockefeller(doanh nghiệp dầu khí giàu có của Mỹ thuộc thế kỷ XX) và Carnegie (doanh nghiệp gang thép thành đạt của Mỹ thuộc thế kỷ XX)”. Năm 1913, kinh phí xây dựng chưa quyên góp đủ, nhưng Viện tưởng niệm đã chọn địa điểm là Công Viên Mới( nay là Công Viên 228), năm 1915 hoàn thành, và ngày 18 tháng 4 tiến hành lễ khai mạc, tháng 5 năm 1915 "Thời báo Đài Loan" đã viết lại diễn biến lúc bấy giờ: “Người đến họp, cung cách chỉnh chu, tổng cộng khoảng hơn sáu trăm người”. Đại diện người dân bản xứ là ông Cô Hiển Vinh cũng có bài phát biểu chúc mừng và ca ngợi công lao của Thống đốc Kodama và Bộ trưởng Dân chính Goto.