Skip to main content

Khu Di tích Quốc gia Bộ Đường sắt phủ Thống đốc Đài Loan nằm giữa lòng các đường Trung Hiếu Tây, đường Tháp Thành, đường Trịnh Châu, đường Diễn Bình Bắc (Zhongxiao West, Tacheng Street, Zhengzhou Road và Yanping North Road), thuộc quyền quản lý của Bộ Giao thông Cục Quản lý Đường sắt Đài Loan. Năm 1884, quan Tuần phủ Đài Loan Lưu Minh Truyền (Liu MingChuan) đã thuê các chuyên gia nước Anh và Đức để cố vấn việc xây dựng Cục Cơ khí gồm các cơ sở máy móc ở khu bến cảng Đạm Thuỷ (Danshui) như: nhà máy lắp ráp, pháo, đạn, thuốc nổ và in ấn tiền tệ, bao gồm cả xưởng nung nấu và luyện đúc . Vào năm 1895, quân đội Nhật Bản tiếp nhận Cục Cơ máy, và sau đó sửa lại thành Trung tâm sửa chữa vũ khí Đài Bắc, sản xuất và sửa chữa vũ khí của Quân đội, có thể làm đạn, ống thư và thuốc men, tàu, cầu đường sắt ... sau đó đổi tên thành nhà máy Pháo binh Đài Loan. Năm 1900, Quân đội chuyển đến Bộ Đường sắt, cùng năm đó đổi tên thành với nhà máy Đài Bắc. Năm 1908, đường sắt Đài Loan mở rộng xuyên suốt về phía tây, lượt vận chuyển và nhu cầu sửa chữa tàu xe tăng cao. 1909, Nhà máy Đài Bắc mở rộng về phía đông, xây dựng xưởng sửa chữa tàu xe và xưởng sơn. Năm 1915, tháo gở các kiến trúc vốn có của hướng nam. Năm 1918, xây dựng văn phòng Bộ Giao thông, cùng tồn tại với nhà máy Đài Bắc, phân bố khu vực như: phía nam là văn phòng, phía bắc là nhà xưởng. Mãi cho đến năm 1934 Nhà máy Đài Bắc chuyển đến Tùng Sơn (SongShan) (nay Nhà máy Đài Bắc là di tích Quốc gia), đoạn đường này vốn dĩ có đến gần 40 tòa kiến trúc, nhưng sau năm 2005 xây dựng tàu điện ngầm MRT và năm 2013 kế hoạch phục hồi tháo bỏ di tích không bảo tồn, nên chỉ còn lại khoảng 10 kiến trúc, trong đó có 8 nơi thuộc tài sản văn hoá pháp định.  

1. Bộ Đường sắt.

Tháng 5 năm 1918, Văn phòng của Bộ Đường sắt hoàn thành giai đoạn đầu, thay thế việc sử dụng 4 lối ra vào của Cục Cơ máy triều đại nhà Thanh, đề xuất cho các đơn vị dưới cấp của Bộ Đường sắt sử dụng. Kiến trúc của Bộ Đường sắt được cấu tạo bằng gạch và gỗ, và nền nhà hành lang bên ngoài được làm bằng bê tông cốt thép. Chính diện có hai tháp là lối vào chủ yếu, tầng một dọc theo góc ngã rẽ là tạo hình vòng cung, và hai bên mỗi bên có ba cột nhà cổ điển, hành lang ban công tầng hai được hỗ trợ bởi hai trụ cột dài hai mét, mái nhà dốc nghiêng về một bên và có các cửa sổ lớn, đại sảnh của tầng một có trần nhà hình cung và lấy các trụ cột để giới định không gian, chính giữa có cầu thang làm bằng gỗ để lên tầng hai, trần nhà và tường được trang trí điêu khắc bằng chất liệu xi măng xám, và sử dụng tạo hình trần nhà hình bầu dục hiếm thấy ở Đài Loan. 

2. Nhà ăn

Do hai toà kiến trúc "Nhà ăn Nhân viên " và " Văn phòng của ban Giám Đốc và Bộ phận kế toán” hợp thành, Nhà ăn Nhân viên được xây dựng vào năm 1932, toà nhà hai tầng được dùng gỗ xây dựng theo phong cách phương Tây, nhà thiết kế là ai thì không rõ, có thể là do ban Công Vụ của Bộ Đường sắt thiết kế, cũng có thể là do ban Xây Dựng của phủ Thống đốc kỹ sư Kuriyama Shunichi , Konda Ryutaroxây dựng. Văn phòng của ban Giám Đốc và Bộ phận kế toán được xây dựng năm 1941, toà nhà cũng sử dụng gỗ làm vật liệu chính xây dựng hai tầng lầu, nhà thiết kế và nhà xây dựng đều không biết rõ là ai. cầu thang và hành lang nối liền đại sảnh và nhà ăn. Mái nhà dùng kim loại tốt để thiết kế rất tinh tế, sử dụng gỗ tái chế từ việc tháo dỡ các kiến trúc khác để làm vật liệu chính của toà nhà, trần nhà và mái nhà sử dụng thủ pháp trang trí kiểu Đức, bức tường bên ngoài của tầng một sử dụng cách lát gạch chồng xéo lên nhau theo phong cách Đức tạo nên nét đặc biệt. 

3. Nhà vệ sinh nam Bát giác (tám góc)

Được xây dựng vào năm 1919, chủ yếu dùng gạch ngói để xây dựng tòa nhà theo phong cách Chủ nghĩa lịch sử , bởi vì nhân viên chủ yếu là phái nam, do đó chỉ thiết lập nhà vệ sinh nam giới. Trần nhà lợp ngói, cấu trúc chủ yếu là trụ cột bê tông cốt thép rỗng, trên là lỗ thông hơi, kết nối với 8 bức tường bê tông cốt thép, tổng thể hình dáng giống như một chiếc ô đang được bật ra, tám bồn tiểu được đặt xung quanh tám góc cột, phòng đại tiện được đặt hai bên của cột bát giác, mỗi bên có 2 căn, tổng cộng có 4 căn, phía sau phòng đại tiện là bồn chứa phân ngoài trời. Các bức tường bên ngoài lát đá mi, đường phân chia tường để tạo phong cách cổ điển.  

4. Ban nguồn điện

Được xây dựng trước năm 1925, có thể dùng để phát điện cơ, hoặc là nguồn cung cấp điện cho nhà xưởng, sau nhiều lần tu sửa, vì phải phối hợp với các phòng ban phía nam, và các nhà xưởng phía bắc, đã tạo nên toà nhà có hình dáng góc độ uốn lượn đặc biệt. Bên ngoài là các cột xây bằng gạch để nâng đỡ toà nhà, giàn giáo mái nhà bằng gỗ, trên mái nhà thiết kế cửa sổ áp mái để làm mát và thông gió. 

5. Ban Công vụ

Việc xây dựng Ban Công vụ vào khoảng năm 1934, khi Nhà máy Đài Loan chuyển ra khỏi nơi này, lối kiến trúc theo phong cách phương Tây, dùng gỗ là vật tư chủ yếu để xây công trình chỉ 1 tầng trệt, dài khoảng 44 mét, cửa sổ chiếm 80% bề mặt tường, nhấn mạnh ánh sáng trong nhà. Toà nhà ban đầu dùng cho bộ phận tổng hợp, sau đó sau khi ba lần tu sửa lại bức tường phân vùng, phần móng nền được đổ bê tông chống kiến mọt, tạo hình mái hiên che chắn mưa kết hợp các xi măng xám viền quanh ô cửa sổ, mái nhà đắp gạch ngói với kiểu “bốn mái hiên”. 

6. Trung tâm chỉ huy chiến tranh.

Nằm ở phía tây bắc của công viên, được xây dựng vào năm 1943, và được thiết kế bởi thợ thủ công Torisu Eiichi của Ban công vụ Bộ Đường sắt, chủ yếu nhằm làm nơi trú ẩn cho nhân viên cấp cao của Bộ Đường sắt, được xây dựng bằng bê tông cốt thép, chia thành hai lớp, lớp trên tiếp xúc mặt đất và cao khoảng 7 mét, có hình dạng hình nón lá đỉnh nhọn để tránh bom đạn (vì bom đạn đánh vào dễ văng ngược ra chỗ khác), bức tường dày bảo hộ bên ngoài được xây lên nhằm hỗ trợ cho cuộc nội chiến sau chiến tranh của Đảng Quốc dân và Đảng Cộng sản. Lối vào bên trong có cửa sắt chống cháy nổ, và lối vào dẫn đến địa đạo ngầm, trên bức tường trong nhà là toàn bộ bản đồ đường sắt Đài Loan bao gồm: các trạm, cầu, sông, đường hầm, và có lỗ thông hơi nối với mặt đất. 

7. Cục Cơ máy di tích triều nhà Thanh

Năm 2006 trong quá trình xây dựng tàu điện ngầm tuyến Tống Sơn (Songshan line) phát hiện, bức tường đá cao hai mét, bức tường có cấu trúc giống bánh kẹp, khi hai mặt là đá chồng chất lên nhau, chính giữa được “kẹp” đất sét và sỏi. Và sau khi phát hiện có di tích thì họ tiếp tục khai quật sâu xuống lòng đất khoảng 60 cm, và phát hiện các lối mòn lót đá, lối mòn này rộng khoảng 50 cm, và có ngã rẽ phía bắc và phía nam, chiều rộng lối mòn có kích thước gần như bề dày của bức tường đá, trong đó phủ đầy sỏi, và những bức ảnh cũ có thể thấy các lối mòn này có hình dáng tương tự nhau, và được xây dựng trong giai đoạn Lưu Minh Truyền (Liu Ming Chuan) thúc đẩy phong trào Tây hoá các kiến trúc của Cục Cơ máy. 

8. Nhà máy Đài Bắc.

Trước đây là cửa hàng sửa chữa xe, được xây dựng vào năm 1909, rộng 24 mét, phía nam hướng về phía xưởng, phía bắc hướng về Đại Đạo Trình (Da Dao Cheng), mỗi toà tháp và bức tường đều toát lên phong cách của Chủ nghĩa lịch sử, phía sau mái nhà xây cửa sổ áp mái , cửa sổ này dùng để thông gió cho nhà xưởng. Hai bên hướng Đông Tây tổng cộng có sáu bức tường vòm chịu lực hợp thành, hình thành sáu vòm cửa với đường ray để xe lửa vào xưởng bảo trì. Hai mái dốc để tránh đọng nước, sử dụng dài đến 17 mét đường ray sắt của phương Tây để làm giàn giáo, các đường ray sắt này được Lưu Minh Truyền mua từ các sắt đường ray phế thải của Châu Âu lúc phong trào phương Tây hóa vật liệu diễn ra. Giàn giáo đời đầu của Trạm xe Đài Bắc ở Đại Đạo Trình (Da Dao Cheng) là sử dụng hàn tiện và đinh tán hợp thành, mái nhà lắp ngói làm bằng chì. Sau chiến tranh đã sửa thành Nhà lễ đường của Cục Đường sắt , và xây thêm cửa vòm với phần tường mái hình tam giác mang phong cách cổ điển, tháo bỏ cửa sổ áp mái và thay tường hình cung thành tường hình tam giác. Đường ray xe lửa sau khi sửa thành đường ngầm dưới lòng đất và mở rộng đường Thị Dân Đại Đạo ( Shi Min Da Dao), tháo dỡ các tòa tháp đôi ở phía bắc và hai mái vòm. Sau khi tàu điện ngầm tuyến Tống Sơn (Songshan Line) được phân giới cắm mốc, và Nhà lễ đường lại nằm ngay trên tuyến đường ngầm đi qua, vì phải thi hành công trình nên Cục Tàu ngầm dự sẽ tháo bỏ Nhà lễ đường đã mua lại từ Cục Đường sắt, nhưng thông qua cuộc khảo sát bởi các chuyên gia, cho rằng Nhà lễ đường này là nơi chất chứa nhiều kỷ niệm chung một thời hoạt động của tập thể công nhân đường sắt, nên Cục Tàu ngầm đồng ý xem xét lại các ghi chép, phá bỏ sàn nhà để đào lên miếng nền đường ray mà năm xưa chuyên dùng cho xe lửa về xưởng sửa chữa, vật liệu xây dựng phần nền đó được làm từ sỏi và bê tông, sau đó dùng sợi thủy tinh để đúc khuôn tạc tượng và bảo tồn lại một phần nhỏ hiện vật khối bê tông của nền đường ray. 

Sau chiến tranh, Bộ Đường sắt được đổi thành Cục Quản lý Đường sắt Đài Loan. Năm 1967 việc khai thông đường Tháp Thành (Ta-Cheng jie) nằm trong kế hoạch quy hoạch khu Đô thị, cắt đứt sự liên thông với dãy Kí túc xá phía tây của Bộ Đường sắt và hình thành hình dáng đường phố như ngày nay chúng ta thấy. Năm 1992, Chính phủ thành phố Đài Bắc chỉ định Kí túc xá thuộc Bộ Đường sắt được liệt vào di tích cấp ba. Năm 1993, Tổng Cục Đường sắt Đài Loan chuyển đến toà nhà mới Trạm ga Đài Bắc. Năm 2006, Bộ Giao thông, Cục Quản lý Đường sắt Đài Loan, và Hội Văn kiến Đô thị cùng với Viện Bảo tàng Đài Loan ký thỏa thuận Liên minh Hệ thống với Viện Bảo tàng Quốc gia Đài Loan, tận dụng việc chính thức tu sửa di tích Bộ Đường sắt và dựa trên khái niệm “khuôn viên Bảo tàng Bộ Đường sắt” làm cơ bản, mục tiêu là xây dựng một khuôn viên đa chức năng có thể trưng bày với nhiều chủ đề mang tính hiện đại, hơn nữa còn kết hợp tính lịch sử xoay quanh khu Đô thị. Năm 2007, được Hội Văn kiến Đô thị chỉ định là Di tích Quốc gia, bao gồm toà Bát giác, Nhà ăn, Ban nguồn điện, Ban công vụ vào Octagon, phòng ăn, phòng điện, Công trình công cộng phòng, Trung tâm chỉ huy chiến tranh. Năm 2008 và 2010 Nhà xưởng Đài Bắc xưởng và Cục cơ máy di tích triều nhà Thanh lần lượt được chính phủ thành phố Đài Bắc chỉ định là Di tích Thị định. Năm 2009 khuôn viên này thuộc Viện Bảo tàng Đài Loan đảm nhiệm quản lý. Trong quy hoạch về chủ đề trưng bày triển lãm của Viện Bảo tàng Đường sắt, chủ yếu là liên quan đến di tích địa phương, tính hiện đại cuae văn hóa đường sắt, tương lai sẽ đề cập chỉnh tu dãy đường ở phía tây của văn phòng nhà máy xưa, trong phạm vi E1E2.