Skip to main content

Rong Đài Loan

Rong Đài Loan

Taiwanobryum speciosum Nog.

Đây là thể thực vật lớn, có màu xanh sẫm, thân màu cà phê, có độ bóng nhẹ. Các cành chính có dạng leo chồng chéo và mọc nhiều lá nhỏ thưa thớt. Cành nhỏ thẳng dài khoảng 10cm, phân nhánh lộn xộn theo chiều thẳng đứng, lá mọc dày, khi thời tiết khô sẽ có dạng vòm. Lá sẽ co lại khi khô, và thẳng ra khi ẩm ướt, có hình noãn tròn, phía trên hẹp có dạng như mũi giáo, nhọn và có nhiều đường gấp. Nửa dưới viền lá trơn mượt, xoăn nhẹ, ở giữa có dạng gợn sóng, nửa trên lại bằng phẳng có răng cưa. Xương lá dài mảnh, chiếm ¾ thân lá và biến mất ở ngọn lá. Tế bào lá có hình thoi hoặc hình sáu cạnh không đối xứng, trong suốt, không lồi, dày, có lỗ, phẳng, phía cạnh thường có dạng gợn sóng; Tế bào phần ngọn hơi rộng, dần dần dài ra hướng về phía thân chính. Tế bào ở viền và góc khá hẹp, thiếu tế bào cánh; Bào tử mảnh, dài khoảng 1.5 cm, thô, có màu vàng nhạt; Bào tử nang thẳng đứng, hình noãn, màu vàng, trơn phẳng, khi thời tiết khô sẽ thu lại; Răng nang đơn tầng, mặt ngoài xếp thành hình mũi giáo, dẹt dài, với nhiều đốm lồi lên như hạt cơm.

Loài này sở dĩ được đặt tên là Rong Đài Loan vì được phát hiện đầu tiên ở Đài Loan, tên Khoa học có Taiwan phía trước và bryum phía sau, từ đó mà thành. Loài này ở Đài Loan chủ yếu sống ở dạng thực vật biểu sinh, nhưng ở Nhật Bản thì có thể lấy được từ trong các tảng nham thạch. Chính vì vậy Rong Đài Loan đã thể hiện những đặc tính điển hình của thực vật biểu sinh ở vùng nhiệt đới Châu Á: ở môi trường ôn đới thiên về phía Bắc thì thường sẽ mang tập tính sống bám vào đá. 

Số hiệu: Accession No. B000426
Mẫu vật này được nhà nghiên cứu Vương Trung Khôi sưu tập vào ngày 15/2/1960 tại núi An Mã thuộc thị trấn Hòa Bình, huyện Đài Trung, ở độ cao 2000m so với mực nước biển.