Skip to main content

Mảnh vỏ Viên Sơn

Mảnh vỏ Viên Sơn

Dấu tích của người tiền sử Đài Loan

Di tích Văn hóa Viên Sơn của Đài Bắc là kế thừa di tích Dabenkeng (thuộc khu vực Bát Lí – thành phố Tân Bắc ngày nay), khi nền văn hóa địa phương phía bắc Đài Loan bắt đầu thịnh vượng. Di tích chủ yếu được phân bổ ở hai bờ sông Đạm Thủy và hạ lưu sông Tân Điếm, và có thể đã men theo thung lũng Cơ Long trảo dài đến đồng bằng duyên hải gần bến cảng Cơ Long. 

Niên đại của Văn hóa Viên Sơn bắt đầu từ cách đây khoảng 4500 năm,và đã bị mất dần hoặc chuyển biến từ khoảng 2000 năm trước, thuộc giữa hoặc cuối thời kỳ đồ đá mới, thời gian liên tục kéo dài hơn 2000 năm. Nhưng sự thay đổi của diện mạo văn hóa là rất ít. Người tiền sử xưa sinh sống ở bờ biển hoặc bờ sông sau khi ăn các loài động vật thân mềm như nghêu, sò, ốc, hến thì thường vứt các mảnh vỏ ra bãi rác. Xương thú, mảnh vỡ của bát đĩa và những thứ khác cũng được chất ra ngoài, sau này đều trở thành những di tích thời đại tiền sử vô cùng quan trọng. Nơi vứt vỏ thường rất gần khu dân cư, nên thông qua điều tra về dấu tích các loại mảnh vỏ của động vật thân mềm thì có thể nhận biết những dụng cụ đồ đá được sử dụng lúc bấy giờ, từ đó có thể quan sát được cách thức sinh hoạt của người Đài Loan thời tiền sử.