Skip to main content

Bức hoạ Trịnh Thành Công

Bức hoạ Trịnh Thành Công

Dài 100cm × Ngang 60cm

Giấy màu

Thế kỉ 17

Truyền kì bức họa Trịnh Thành Công có rất nhiều phiên bản, đây là bức hoạ hiếm có của Viện về “hoạ tượng Trịnh Thành Công”, bức vẽ này sử dụng phương pháp hoạ keo phối hợp màu vẽ, hoạ tâm dài 100 cm, ngang 60 cm. Căn cứ vào kiểm chứng có lẽ là khi ở Đài Nam, ông Trịnh Thành Công lệnh người hội hoạ ra tác phẩm này, và đây cũng là bức vẽ lâu đời nhất trong tất cả các hoạ tượng về ông. Trong thời kì Nhật trị, vào mùa hè năm 1911, dưới sự chỉ huy của thống đốc Sakuma Samata, bức hoạ tượng này có quy mô Quốc bảo, được gia tộc nhà Trịnh đã cống nạp cho Đền thần Đài Loan. Cuối thời kì Nhật thống trị, Đền thần Đài Loan đã chuyển bức hoạ sang Viện Bảo tàng phủ Thống đốc Đài Loan tàng trữ. Bức hoạ này được Masaki Nasu người Nhật phác hoạ lại bản sao, hiện nay được tồn trữ tại Nghiêm Bình Quân Vương Tự của Đài Nam.

Tác phẩm miêu hoạ tượng ngồi chính diện của ông Trịnh Thành Công. Trong bức hoạ ông Trịnh Thành Công có râu cằm, đội mũ chầu quan, mặc bộ trang phục màu xanh áp cổ, trước ngực có nếp hình thú rõ rệt, dây ngọc thắt lưng, ngồi ngự trên ghế có vắt một mảnh da lông thú (hổ hoặc beo). Đối với phong cách thể hiện của bức hoạ, gần giống như một hoạ tượng tổ tiên của dân gian Trung Quốc trong thời gian gần đây, nhưng dưới hình thức của trang phục mũ mão thì lại gần với hoạ tượng hoàng đế thời Minh. Bức hoạ đòi hỏi quý phái như vị “thần thánh”, khuôn mặt miêu hoạ như một vị đế vương- hoàng hậu, không cầu kì ở “hình dáng”, lại có sự ảnh hưởng lớn về coi tướng mạo, khái niệm miêu tả hướng đến một nhân vật lý tưởng.