Hsu Shu
Giấy màu
Thời đại nhà Thanh năm 1820
Bức hoạ đề danh “Bản đồ phiên xã Đài Loan”, tổng cộng 4 bức, do ông Hứa Thụ đời nhà Thanh hoạ lúc tháng 12 năm 1820 (nhà Thanh Gia Khánh năm 25). Nội dung miêu hoạ về các phong tục tập quán và hoàn cảnh đời sống dân tộc Pepohoan thuộc khu vực miền tây Đài Loan vào thời kì đầu của nhà Thanh. Căn cứ Hà Huân Nghiêu “tập tuyển thư hoạ trong viện”, ông Hứa Thụ là người vũ nghĩa tỉnh Triết Giang, tên xưng Hiển Trạch, còn thêm đích danh Nghiên Tịch . “Bức hoạ phiên xã ” được làm thành hình chữ nhật đứng. Dựa vào nội dung 4 bức có thể chia thành 10 chủ đề: bức thứ nhất: qua sông rạch, đánh cá. Bức thứ hai: cất nhà, kết vải. Bức thứ ba: kho lương thực, đập bóc vỏ gạo, giáo sư dạy tiếng hán .Bức thứ tư: đua kịch, gặt hái, thổi sáo bằng mũi.
Tác phẩm “ bức hoạ phiên xã Đài Loan” của Hứa Thụ đã hội hoạ cả một tập với phong cách tương tự về “hoạ phong tục” của dân tộc Pepohoan trong thời kì đầu nhà Thanh.Thể loại miêu hoạ này phản ứng lên các phong tục tập quán đương thời của dân tộc Popehoan ở tây bộ Đài Loan với “bức hoạ phong tục phiên xã” bằng hình thức kết hợp nhiều “ bộ ô” miêu hoạ lên cái nhìn của người Hán về “người phiên”. Hiện nay, truyền kì thể loại “bức hoạ phong tục phiên xã” có nhiều bản phúc hoạ trong thời điểm khác nhau, Nhưng nội dung gần như tương tự giống nhau, có lẽ do phúc hoạ tương truyền lẫn nhau. Trong đó, phiên bản nổi tiếng nhất là bức hoạ năm 1744, do người Mãn ông tuần phủ ngự sử 67 mệnh người hoạ lên “bức hoạ cảnh thái phong tục phiên xã 67”. Những “bức hoạ phong tục” này đã ghi chép lại những tập tục đời sống, biểu hiện lên những tình cảm gắn bó của người Đài Loan, và ngày nay thông qua những hoạ tượng lịch sử đã góp phần để chúng ta hiểu biết thêm về đời sống dân gian của người dân Trung Hoa Đài Loan ở thế kỉ 18.