Skip to main content

Tê giác hóa thạch

Tê giác hóa thạch

Đài Loan cũng có Tê giác – Tê giác Phụ loài Hayasaka

Hóa thạch Tê giác Trung Quốc Phụ loài (cấp dưới của Loài) - hay còn được gọi là Tê giác Hayasaka - được phát hiện vào khoảng những năm 30 của thế kỷ trước. Bấy giờ giáo sư địa chất học người Nhật Bản Ichirō Hayasaka của Đại học Đế Quốc Đài Bắc (tiền thân của Đại học Đài Loan hiện nay) đã chỉ ra hóa thạch động vật lớn có vú được phát hiện ở suối Thái Liêu, Tả Trấn, Đài Nam có thể là hóa thạch Tê giác. Tháng 12 năm 1971, Bảo tàng Đài Loan đã tổ chức đoàn công tác dưới sự chỉ đạo của ông Lâm Triêu Khể tiến về Tả Trấn, Đài Nam để tiến hành khai quật hóa thạch này. Năm 1972, Bảo tàng đã mời hai giáo sư chuyên nghiên cứu về cổ sinh vật người Nhật Bản là Tokio Shikama và Hiroyuki Ohtsuka hỗ trợ thực hiện quá trình khai quật lần hai. Đến năm 1984, Giáo sư Hiroyuki Ohtsuka và giáo sư Lâm Triêu Khể đã đặt tên cho hóa thạch Tê giác này là Tê giác Hayasaka, nhằm tưởng nhớ giáo sư Ichirō Hayasaka, người đã có cống hiến lớn lao cho ngành cổ sinh vật học của Đài Loan.