Skip to main content

Lịch sử nhân loại và văn hóa sắc tộc

Lịch sử Nhân loại Đài Loan tuy mới chỉ trải dài vài vạn năm nhưng đã để lại biểu tượng và truyền thống về văn hóa sắc tộc vô cùng phong phú đa dạng. Những tác phẩm lưu trữ và nghiên cứu của Ban Nhân loại học tại Bảo tàng Quốc gia Đài Loan đã tái hiện những “Câu chuyện về Nhân loại” diễn ra trên đảo ngọc Đài Loan. 

So với các nền văn minh lâu đời của những quốc gia cổ đại thì lịch sử về nhân loại Đài Loan tuy không dài, nhưng lại sở hữu sự giao thoa và tiếp xúc văn hóa phức tạp và không kém phần độc đáo giữa các nhóm sắc tộc. Ban Nhân loại học của Bảo tàng hiện lưu trữ hơn 40 ngàn tác phẩm, trong đó không thể thiếu những ghi chép lịch sử về thế hệ cư dân đầu tiên ở Đài Loan. Ví dụ như phát hiện nhân loại hóa thạch đầu tiên “Người Tả Trấn” (người Tso-chen ), và di vật “Văn hóa Viên Sơn” tượng trưng cho truyền thống văn hóa nông nghiệp thời kỳ đồ đá mới ở miền Bắc – Đài Loan. Đó đều là những lưu trữ quan trọng của Bảo tàng về thời kỳ Tiền sử của Đài Loan. 

Nói về nền văn hóa đa dạng và phong phú của Đài Loan, không thể không nhắc người Dân tộc Nguyên trú. Đây cũng là lưu trữ những tác phẩm lưu trữ đặc sắc nhất của Ban Nhân loại học tại Bảo tàng. Với hơn 7000 mẫu bảo vật của người thổ dân Đài Loan trải dài cả thế kỷ 20, được coi là bộ sưu tập văn hóa vật thể đầu tiên và hoàn chỉnh nhất, đồng thời đã miêu tả được truyền thống văn hóa độc đáo của Dân tộc Nguyên trú Đài Loan.  

Bước vào thời kỳ Lịch sử, Đài Loan tiếp tục duy trì sự giao thoa đa dạng về sắc tộc. Từ thế kỷ 17, người Hà Lan, Tây Ban Nha, và người Hán lần lượt đến đảo, những dấu tích mà họ để lại cũng được tái hiện một cách sống động trong Bảo tàng Quốc gia Đài Loan. Các tác phẩm tiêu biểu như bức họa “Chân dung Trịnh Thành Công” được vẽ khi ông còn sống; “Bản đồ Đài Loan thời Khang Hi” dựng lại Đài Loan trong giai đoạn bị triều Thanh thống trị vào đầu thế kỷ 18 và “Cờ xanh hổ vàng là Quốc kỳ của Đài Loan Dân chủ Quốc” thời kỳ kháng Nhật cuối thế kỷ 19.

Từ sau năm 1945, Bảo tàng đã mở rộng phạm vi sưu tầm với những dụng cụ dân gian của người Hán ở khu vực Hoa Nam và Đài Loan. Từ những năm 50, xuất hiện thêm những dụng cụ của tộc người Indian – Bắc Mỹ, văn thư cổ “Lahodoboo” của dân tộc  Bình Bộ miền Trung Đài Loan vv… Ngoài ra còn có các loại dụng cụ dân tộc học của các nước Đông Nam Á và Châu Đại Dương thời Nhật trị. Tất cả đã tạo nên một kho lưu trữ đa dạng của Ban Nhân loại học tại Bảo tàng Quốc gia Đài Loan ngày nay, miêu tả một cách rõ nét và sống động quá trình lịch sử về cuộc sống của con người trên đảo ngọc Đài Loan. 


Lịch sử địa lý và khoáng vật

Năm 1968, Đài Loan phát hiện ra loài Ốc Nhung (tên khoa học: Entemnotrochus rumphii) - được mệnh danh là “hóa thạch sống hơn 500 triệu năm” ở vùng biển Cơ Long. Khám phá này đã tạo ra một cơn sốt trong giới nghiên cứu về động vật thân mềm lúc bấy giờ. Năm 1970, dưới sự đề xướng của ông Lưu Diễn – Nguyên Giám đốc Bảo tàng Quốc gia Đài Loan, Hiệp hội Nghiên cứu Ốc sò Trung Hoa Dân Quốc đã được thành lập, đặt trụ sở ngay tại Bảo tàng, trở thành cơ quan nghiên cứu trọng điểm về Ốc sò tại Đài Loan lúc bấy giờ và đạt được sự coi trọng cũng như công nhận từ giới học thuật quốc tế.  

Năm 1971, sau khi những mảnh vụn hóa thạch nổi lên từ dòng suối Thái Liêu - Tả Trấn, Đài Nam, Bảo tàng đã ngay lập tức tổ chức một đoàn công tác đến đây khai quật và thu được rất nhiều bộ xương Tê giác hóa thạch, được thẩm định là “phụ Loài” (hay còn gọi là “Phân loài”, cấp dưới của Loài) của Tê giác Trung Quốc. Phát hiện này đã cung cấp một chứng cứ vô cùng quan trọng cho nghiên cứu sinh học cổ của lịch sử tự nhiên ở Đài Loan.

Các bảo vật lưu trữ thuộc Ban Địa chất học của Bảo tàng thì chủ yếu chia làm bốn nhóm lớn: Cá, Ốc sò, Hóa thạch và Khoáng thạch (quặng). Tiêu bản của cá và động vật thân mềm được sưu tầm với quy mô tương đối lớn, trong đó mẫu vật theo mô hình sản xất của Đài Loan là độc đáo nhất và có giá trị tương đối lớn về học thuật. Tiêu bản của nhóm Hóa thạch thì chủ yếu là các loài động vật có vú thân lớn ở biển Bành Hồ và hóa thạch ở suối Thái Liêu - Tả Trân, Đài Nam. Những mẫu vật này là minh chứng về sự thay đổi môi trường địa chất của Đài Loan từ thời Kỷ Đệ Tứ trở đi (hay còn gọi là Phân đại Đệ tứ, một giai đoạn trong niên đại địa chất). Các bảo vật của nhóm Khoáng thạch thì có những loại đá hiếm như đá Bắc Đầu và đá Bành Hồ được nhận định là vô cùng hiếm có trên thế giới.



Đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học chỉ sự biến đổi về sinh vật thể sống trong tất cả hệ sinh thái trên cạn, dưới biển và trong sông nước với mô hình sống đa tầng, bao gồm từ Gen, cá thể, sắc thể, loài, quần thể, hệ sinh thái đến môi trường địa chất vv… Về cơ bản có thể phân thành đa dạng Di truyền, đa dạng Loài và đa dạng Sinh thái.

Đài Loan có tổng diện tích chỉ vào khoảng 36000Km2, nhưng lại sở hữu môi trường tự nhiên, địa hình, khí hậu và thảm thực vật vô cùng phong phú, từ đó hình thành hệ sinh thái đa dạng, giúp nền sinh vật học của Đài Loan trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới. Trong đó, phải kể đến các loài động thực vật thuộc loài đặc hữu và Phân loài đặc hữu với số lượng tương đối lớn chỉ có ở Đài Loan. 

Năm 1908, trong thời kỳ xây dựng đất nước, Bảo tàng Quốc gia Đài Loan đã sớm thành lập “Ban Động vật học”, nhằm tiến hành nghiên cứu, lưu trữ, trưng bày, giáo dục về các loài động vật của Đài Loan. Cho đến tận ngày nay, phương hướng nghiên cứu của Ban Động vật học vẫn chú trọng tìm kiếm tài nguyên động vật và đa dạng sinh học; đối tượng nghiên cứu chủ yếu là những động vật chính thống của Đài Loan, xếp sau là các loài động vật khác.

Các mẫu vật lưu trữ ở Ban Động vật học của Bảo tàng có thể phân thành 7 loại chính: động vật có vú, chim, động vật lưỡng cư, bò sát, giáp xác, côn trùng, thực vật. Trong đó côn trùng được lưu trữ với số lượng lớn nhất. Các loài chim và động vật có vú thì có tính độc đáo hơn cả, trong đó phải kể đến nhiều loài quý hiếm, thậm chí đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, bao gồm các động vật Đặc hữu hoặc Phân loại đặc hữu được đưa vào danh sách bảo tồn, như Báo gấm, Rái cá, chim Trĩ đuôi đen, gà Lôi lam lưng trắng, bướm Phượng đuôi lớn vv… Các mẫu vật này có giá trị quan trọng trên phương diện nghiên cứu về đa dạng sinh vật và động vật ở Đài Loan. 

“Ban Thực vật học” của Bảo tàng cũng được thành lập vào năm 1908, Giám đốc đầu tiên của Bảo tàng bấy giờ là Takiya Kawakami và các nhân viên như Yaichi Shimada, Sasaki Sunichi, Nariaki Konishi, Ushinosuke Mori vv…đã dành nhiều công sức điều tra nghiên cứu về thực vật của Đài Loan, phác họa bản đồ về đa dạng thực vật, để lại những cống hiến to lớn trong lĩnh vực nghiên cứu Thực vật học. Thời kỳ hậu Quang Phục (giai đoạn Đài Loan sau chiến tranh thế giới thứ Hai và thoát khỏi ách thống trị của Nhật Bản), Giám đốc Bảo tàng bấy giờ là ông Trần Kiêm Thiện đã cho mời chuyên gia thực vật học là ông Lưu Đường Thụy đến Bảo tàng nghiên cứu, người sau này đã bồi dưỡng ra các nhân tài như Giáo sư Liêu Nhật Kinh, Hoàng Tăng Tuyền – những học giả nức tiếng trong giới thực vật học Đài Loan. Có thể nói, Bảo tàng Quốc gia Đài Loan là nơi khởi nguồn của nghiên cứu đa dạng sinh vật học ở Đài Loan.

Nghiên cứu của Ban Thực vật học không chỉ giới hạn về các loài thực vật có mạch truyền thống, mà còn mở rộng theo hướng mới như các loại Tảo, trong đó ưu tiên đi sâu vào công tác điều tra, tìm kiếm và thẩm định các loài tảo biển và tảo sinh học. Bên cạnh đó, nhằm giúp cho việc nghiên cứu thực vật học diễn ra thuận lợi hơn, đa số các bảo tàng về lịch sử tự nhiên đều thiết kế nhà trưng bày tiêu bản thực vật. Trong đó, Nhà trưng bày mẫu thực vật của Bảo tàng Quốc gia Đài Loan (TAIM) đã được đưa vào danh sách các Nhà trưng bày mẫu vật trên thế giới (Index Herbarium). 

Ban Thực vật học của Bảo tàng chủ yếu lưu trữ các loài thực vật có mạch, Rêu, Tảo (Tảo biển và Tảo sinh học). Các kiểu tiêu bản thì có mẫu vật khô và mẫu vật thủy tinh; Trong đó mẫu thực vật họ Rêu đa số được sưu tập từ các nhà nghiên cứu tiên phong như Giáo sư Vương Trung Khôi, Lai Minh Châu, Lâm Thiện Hùng; Các mẫu Tảo biển, trong đó phải kể đến Loài kỷ lục mới (thuật ngữ khoa học, chỉ Loài thực vật được phát hiện lần đầu tiên ở một quốc gia) là những thành quả nghiên cứu đạt được trong những năm gần đây.