Skip to main content

Đài Loan Dân chủ Quốc kỳ

Đài Loan Dân chủ Quốc kỳ

Dài 310cm × Ngang 260cm

1908 được phúc hoạ lại tại viện bảo tàng quốc lập Đài Loan.

Năm 1895, triều đình nhà Thanh và Nhật Bản kí điều ước Mã Quan chia cắt Đài Loan và Bành Hồ giao cho Nhật Bản. Những người cư dân Đài Loan tìm đủ mọi cách cầu xin triều đình thu lại mệnh lệnh. Nhưng triều đình nhà Thanh không muốn Nhật Bản có lí do khích động, triều đình đã nêu rõ lập trường sau này sẽ không nhúng tay về việc của Đài Loan, nên hạ lệnh tất cả quan lại trong nước không được tiếp tế Đài Loan. Đài Loan cũng biểu hiện không liên quan đến triều đình, và cũng tìm mục tiêu khác nhằm cầu cứu viện trực tiếp với bên ngoài.

Ngày 25 tháng 5 năm 1895, tuần phủ Đường Cảnh Tung của Đài Loan sau 21 tiếng pháo lễ nổ lên đã nhậm chức tổng thống, nội thành Đài Bắc nổi lên phong trào hoạ tranh dầu với lá cờ dài 3.1m, ngang 2.6m nền xanh phối với hổ vàng, “Đài Loan Dân chủ Quốc” được ra đời. Tuy nhiên, sự kì vọng mãnh liệt không đạt như ý muốn, quân đội Nhật Bản đã xâm nhập đảo Đài Loan, qua 10 ngày sau, Đường Cảnh Tung đã chạy trốn khỏi Đài Loan, để lại một đoàn dũng quân kém kỉ luật, có ý tranh giành, cướp giật, giết đốt, do đó lá cờ nền xanh hổ vàng tượng trưng cho “Đài Loan Dân chủ Quốc” đã rơi vào tay của quân Nhật và trở thành chiến lợi phẩm của Nhật.

Sau khi tường thành Đài Bắc đã thay đổi, việc đối kháng quân Nhật sẽ là gánh nặng trên vai của những anh hùng hảo kiệt của bản địa. Sau suốt 5 tháng chiến tranh của đôi bên, quân Nhật đã tấn công Đài Nam, ông danh tướng Lưu Vĩnh Phúc là nhân vật chống đối, trước đã quyết định đóng quân tự thủ tại Đài Nam,nhưng khi quân Nhật tấn công vào thành thì cũng đã bỏ đi. Ngày 21 tháng 10, quân Nhật tấn công thành Đài Nam, xưng danh thống trị toàn diện. “Đài Loan dân chủ quốc” chính thức kết thúc. Lá cờ nền xanh hổ vàng cũng đã bị chuyển về Nhật Bản, cất giữ trong “Chấn Thiên Phủ” tại hoàng cung Nhật Bản. Năm 1908, viện bảo tàng tổng đốc phủ Đài Loan dưới sự đồng ý của Cung nội sảnh Nhật Bản, uỷ nhiệm cho hoạ sĩ Cao Kiều Vân Đình phác hoạ lại bức hoạ dựa vào nguyên bản gốc, sau khi hoàn thành sẽ đem giao cho Viện Bảo tàng phủ Thống đốc trưng bày và cất giữ, đến nay đã vừa đủ trăm năm, có thể nói rằng đây là phẩm vật tồn tàng lâu đời nhất của viện.